Digital marketing là gì? Khó mà có định nghĩa nào có thể bao quát được Digital Marketing là gì nhưng bằng việc từ từ tìm hiểu các công cụ trong Digital Marketing và lợi ích chúng mang lại hy vọng tôi có thể giúp bạn định nghĩa được Digital Marketing.
Không khó để tìm kiếm khái niệm Digital Marketing là gì, vậy hãy để mình giới thiệu cho bạn cách hiểu đơn giản và dễ nhớ nhất nhé ^^!
Digital Marketing là gì?
Không khó để bạn có thể tra được những khái niệm căn bản của Digital Marketing trên các cộng đồng mạng. Nhưng mình muốn trình bày khái niệm đơn giản nhất với bạn:
DIGITAL MARKETING = DIGITAL + MARKETING
Nghĩa là hiểu theo cách đơn giản là bạn sử dụng công cụ Digital để làm Marketing.
Để đi sâu vào các khái niệm về Marketing các bạn có thể tham khảo bài viết:
Marketing là gì? Nghề marketing có nên học hay không?
Còn không các bạn hoàn toàn có thể tiếp tục đọc các phần dưới đây để biết hình thù của cái thằng “Digital Marketing” như thế nào nhé.
Chuyên gia ngành Digital Marketing cần yếu tố gì?
Một thực trạng mà mình thấy là Chả có ai dám vỗ ngực tự xưng mình là chuyên gia Ditgital Marketing cả. Vì cụm từ này nội hàm của nó nếu không ngoa thì nó bao hàm toàn bộ internet bạn có tin không?
Bạn đọc bất cứ 1 mẩu tin, hình ảnh, hay video nào trên mạng thì nó đều là Content Marketing.
Bạn tình cờ thấy 1 mẫu quảng cáo nào đó dưới dạng ảnh, video,… thì đó đương nhiên là dạng Quảng cáo trả phí hay bạn có thể gọi đó ads
…..
Và cứ như vậy, chúng chỉ khác nhau ở Nền Tảng và Hình thức thể hiện mà thôi.
Và bạn có tin 1 người có thể là Chuyên gia Digital Marketing không khi yêu cầu của 1 chuyên gia ít nhất là phải thông thạo hết và có kiến thức chuyên sâu hết các nền tảng.
Mà nền tảng liên tục thay đổi, bên cạnh đó có không ít nền tảng mới xuất hiện, với mỗi khu vực lại có thói quen sử dụng mạng xã hội và internet khác nhau nữa
Nếu kể riêng 1 nhánh của Digital Marketing, chúng ta dễ dàng chọn ra được 1 vài cái tên tiêu biểu thì nhìn chung để mà giỏi toàn bộ khó có cái tên nào đặc sắc cả.(Hy vọng không xa, cái tên Kẻ Zong Chơi – Chuyên gia Digital Marketing sẽ được mọi người nhắc đến, hehe) Vì lấy ví dụ riêng về mảng SEO thôi, 1 năm ông trùm Google đã có hơn 3,234 cập nhật nghĩa là hơn 9 cập nhật mỗi ngày, bố ai mà theo được @@!
Đối với mỗi nước thì thường có những nền tảng phát triển mạnh và không, riêng đối với VN thì 1 digital marketing có lẽ cần tối thiểu các kĩ năng sau:
Kĩ năng #1: Content Marketing
“Content is King” là câu nói nằm lòng của bất cứ dân marketing nào. Nếu như điều hấp dẫn bạn tới với ngành này không phải là những Quảng cáo Thái đầy sáng tạo, hay những chiến dịch của các nhãn hàng mang đầy tính nhân văn và sáng tạo, hay đơn giản là những bức hình đầy thú vị của quảng cáo Durex,… thì thật sự bạn nên xem lại lí do bạn đến với ngành này đó. Vì nghành này sẽ luôn thôi thúc bạn cần phải sáng tạo, và tạo ra được những dòng content đầy hấp dẫn đấy.
Và nếu bạn biết tới khái niệm “Marketing 0 đồng” thì những nỗ lực từng ngày của đội content để không ngừng thu hút khách hàng là 1 nỗ lực đáng giá đấy. Đừng cố gắng phớt lờ hay coi thường công cụ mạnh mẽ này.
Để mà sâu xa hơn mình sẽ để trong mục Content Marketing nhé.
Kĩ năng #2: Video
Với xu hướng hiện tại Video đang là xu thế chung của content và các nền tảng nhìn chung đều support hết mình cho định dạng này. Nếu bạn vẫn thờ ơ với kỹ năng này thì bạn thực sự cần nhìn lại rằng mình có phù hợp với nghề marketing hay không đó. Mặc dù bạn không cần thiết học 1 khóa chuyên sâu về làm Video Marketing nhưng hãy trang bị cho mình 1 kỹ năng ở mức tối thiểu để hiện thực hóa idea của bạn trước khi nghĩ đến chuyện xa xôi như chính bạn có thể tạo được 1 clip kĩ xảo hiệu ứng bay nhảy, màu mè.
Một tin vui là hiện tại có rất nhiều website và app có sẵn template (trang mẫu) và bạn chỉ cần chưa tới 30 phút chỉnh sửa đã có 1 video commercial nhìn khá ấn tượng ( tất nhiên vẫn phụ thuộc vào trình độ thẩm mỹ của các bạn nữa rồi ^^!)
Kĩ năng #3: SEO&SEM – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Trong kỉ nguyên số, làm thế nào khách hàng tìm thấy bạn trong hàng triệu sản phẩm tương tự???
Khi phần lớn các nhãn hàng chuyển dịch số cũng là lúc sự cạnh tranh trên nền tảng số trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Bạn thấy sao khi một khách hàng của bạn không thể tìm thấy bạn thông qua nền tảng Online khi họ cần thông tin trước khi mua sản phẩm, mặc dù đã được bạn bè và người thân giới thiệu rất nhiều, chỉ thiếu bước chốt???
Kzchoi.com – Không thể tìm thấy doanh nghiệp
Có thể bạn nghĩ là bây giờ làm gì còn ai không chú trọng Online nữa, nhưng quá trình thực tế của mình tại nhiều doanh nghiệp thì chỉ khoảng 65% chú trọng Online, 30% là đầu tư cực ít như kiểu cho có còn 5% là KHÔNG QUAN TÂM luôn (doanh số đến từ offline vẫn đều nên quan tâm làm gì).
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi cơ bản của doanh nghiệp: Khách hàng đến từ đâu? Khách hàng đến với trang thông qua nguồn trả phí hay tự nhiên?… Và hàng ngàn câu hỏi khác khi bạn lên được chân dung khách hàng cũng như hành trình trải nghiệm khách hàng của công ty bạn.
Kĩ năng #4: Data Analytics – khả năng phân tích dữ liệu
Nếu bạn nghĩ Marketing luôn luôn phải có một tâm hồn “bay bổng” để nghĩ ra những chiến dịch cực kì ấn tượng và Viral thì hãy khoannnn!!!! Trước khi trình bày bất kỳ một ý tưởng nào thì PM (Project Manager) luôn cần cân-đo-đong-đếm mức khả thi của tệp khách hàng để đảm bảo KPI trước khách hàng. Một ý tưởng hay là chưa đủ, những con số cùng sự đảm bảo về mặt cảm xúc đối với tệp khách hàng mục tiêu là điều cần thiết để thuyết phục Client móc ví cho chiến dịch của bạn.
Và hơn tất cả là quá trình làm luôn phải theo dõi các chỉ số và tối ưu hết mức có thể, một chiến dịch thành công luôn bao hàm tất cả sự nỗ lực của mọi thành viên từ trước khi bắt đầu và cả sau khi kết thúc nên hãy chú ý nha.
Hãy cho khách hàng thấy khả năng phân tích dữ liệu của bạn và đồng nghĩa với đó là sự thành công của chiến dịch đó ^^!
Kĩ năng #5: Maths – khả năng toán học
Nếu cảm giác của bạn hiện tại sau khi nghe như đoạn meme này thì mình hoàn toàn có thể hiểu ^^!
Ngoài việc tính và cân đối ngân sách cho từng mục trong chiến dịch thì giống như mục trên – khả năng toán học sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên dữ liệu thu thập được. Dữ liệu thì ngày càng lớn, nếu không có một khả năng tính toán và tư duy nhanh thì bạn sẽ nhanh chóng thấy oải hay lạc lối trong ngành này đó ^^!
Hãy trang bị cho mình các tri thức hay thuật toán về IT, bạn sẽ nhận ra nó vô cùng có ích khi bạn cần đến nó đó.
Kĩ năng #6: Shopping Online – Hiểu rõ các sàn thương mại điện tử (Amazon, taobao, shopee, lazada, tiki, sendo,…)
Ngoài các kênh Social thì các trang thương mại điện tử đang dần được người dân ưa chuộng hơn, thói quen và xu hướng mua sắm theo đó cũng thay đổi. Nếu như trước đây mọi người sẽ tìm hiểu các thông tin trên internet và click luôn vào sản phẩm trên trang thì bây giờ các website chủ yếu chỉ là kênh họ tìm kiếm thông tin sau đó vào các sàn TMĐT để mua đồ vì dù sao các sàn hiện tại vẫn đang chạy đua về giá và chính sách ưu đãi cực tốt cho người dùng.
Tuy vậy, nếu bạn nắm rõ được hành trình của khách trên các sàn TMĐT như thế nào thì cơ hội cho doanh nghiệp của bạn sẽ đi theo chiều hướng tốt hơn rất rất nhiều. Thay vì cạnh tranh hãy cộng sinh, thay vì chương trình khuyến mãi bạn hoàn toàn có thể chạy chương trình PR để khách hàng ghé qua website của bạn nhiều hơn là tới sàn vì yếu tố về Giá không hẳn là yếu tố đầu tiên và duy nhất mà khách hàng quan tâm ^^!
Đừng coi khách hàng là hầu bao để rút ^^!
Về cơ bản là vậy nhưng Digital Marketing là một hành trình, những kĩ năng phía trên chỉ phần nào phản ánh công việc hằng ngày của bạn đồng thời hướng tới tương lai xa hơn. Hy vọng bạn đừng thấy nản quá mà bỏ cuộc nha 😀